Ichimoku series -Tại sao Chikou và Kumo lùi về trước và sau 26 kỳ?
Chào mọi người, hôm nay mình trở lại và tiếp tục viết về Ichimoku. Có
Chu kỳ thị trường là gì? theo Dow thị trường giống như những đợt thủy triều lên và xuống. Lúc thủy triều lên hay xuống đều có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với hướng của những con sóng lớn - những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ.
Là một trader nhỏ bé, chúng ta luôn muốn đi theo những con sóng lớn, đến khi con sóng tiến được vào bờ thì tốt nhất nên nhảy ra khỏi thị trường. Tham gia khi thị trường bắt đầu biến động và thoát ra khi thị trường hưng phấn tột độ. Vậy làm thế nào để nắm bắt những con sóng lớn như vậy? làm sao để xác định con sóng sắp tới là sóng lớn hay nhỏ?
Ichimoku sử dụng 9, 26, 52 làm chu kỳ thị trường, đây con số này cố định và cứng nhắc không thể nào phù hợp với sự biến động và thay đổi liên tục của thị trường.
Nhưng thị trường có quy luật, và trong những quy luật đó là "Thị trường có tính chu kỳ". Ở mỗi thị trường lại có những chu kỳ khác nhau, đồng GU, EU v.v... không thể có chung một chu kỳ giống nhau, nên không thể sử dụng hệ thống giao dịch này áp dụng cho hệ thống kia.
Chỉ báo ATR thì nhiều a e biết rồi, nó dùng để đo độ biến động của thị trường. Dưới đây mình xin chia sẻ một chiến lược giao dịch với đồng GU khung thời gian M30 với chu kỳ 26. Ở những cặp tiền khác, và khung thời gian khác chúng ta có thể sẽ phải điều chỉnh lại các thông số này.
Chúng ta chia độ biến động thị trường làm 4 thời kỳ. Trader sẽ nhảy vào thời kỳ 1 hoặc 2 và thoát khỏi thị trường ở thời kỳ 3.
Các giai đoạn trên không thể luôn đúng 100%. Có khi ở giai đoạn 4 vẫn rất nhiều trader hưng phấn, nên giá có thể tiếp tục xu hướng trước khi bước vào giai đoạn sideway. Hoặc ở giai đoạn 1 đã xuất hiện những bộ nến đảo chiều rất mạnh. Chúng ta phải kết hợp thêm với Ichimoku hoặc Price Action để xác nhận điểm vào và thoát lệnh chính xác.